Tài sản vô hình là gì? Mục đích xác định giá trị tài sản vô hình

Tìm hiểu về khái niệm tài sản vô hình là gì? Vai trò xác định tài sản vô hình và mục đích xác định giá trị tài sản vô hình.

Thuật ngữ “tài sản vô hình” được nhắc rất nhiều trong lĩnh vực tài chính và trong đời sống.

Tài sản vô hình là gì?

Khái niệm: Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế và phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

  • Không có hình thái vật chất; tuy nhiên một số tài sản vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất, nhưng giá trị của thực thể vật chất là không đáng kể so với giá trị tài sản vô hình;
  • Có thể nhận biết được và có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình (ví dụ: hợp đồng, bằng chứng nhận, hồ sơ đăng ký, đĩa mềm máy tính, danh sách khách hàng, báo cáo tài chính,…);
  • Có khả năng tạo thu nhập cho người có quyền sở hữu;
  • Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được.

Theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế (IVS 2013) tài sản vô hình là tài sản phi tiền tệ, tự biểu lộ thông qua các đặc điểm kinh tế của chúng. Tài sản vô hình không có hình thái vật chất nhưng mang lại quyền và lợi ích kinh tế cho người sở hữu nó. Tài sản vô hình bao gồm loại có thể nhận biết được và loại không thể nhận biết được (hay còn gọi là “ Goodwill”). Cũng theo IVS 2013, “Goodwill” bao gồm bất kỳ lợi ích kinh tế trong tương lai nào phát sinh từ một doanh nghiệp, một lợi ích trong doanh nghiệp, hoặc từ việc sử dụng một nhóm các tài sản, mà lợi ích kinh tế này không thể tách biệt được. Các khái niệm trên được chấp nhận rộng rãi tại nhiều Tiêu chuẩn thẩm định giá khác.

Chuẩn mực kế toán quốc tế số 38 (IAS 38) đưa ra khái niệm tài sản vô hình là tài sản phi tiền tệ có thể nhận biết được và không có hình thái vật chất. Trong đó, tài sản vô hình có thể nhận biết được nếu có thể tách biệt được với thực thể, hoặc là tài sản vô hình nảy sinh từ quyền hợp đồng hoặc các quyền khác theo pháp luật.

Tài sản vô hình là gì? Mục đích xác định giá trị tài sản vô hình

Tiêu chuẩn thống nhất về hành nghề thẩm định giá chuyên nghiệp (USPAP) của Appraisal Foundation đưa ra khái niệm tài sản vô hình theo hình thức liệt kê như sau: “ Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất, bao gồm nhưng không giới hạn trong số các tài sản như sau: quyền thương mại (franchises), nhãn hiệu, sáng chế, “goodwill”, cổ phần, cổ phiếu và hợp đồng được tách biệt khỏi tài sản có hình thái vật chất như phương tiện, trang thiết bị”. Như vậy, khái niệm tài sản vô hình tại USPAP chỉ tập chung vào đặc điểm không có hình thái vật chất của tài sản vô hình mà không nhấn mạnh vào yếu tố “ phi tiền tệ”, đồng thời chấp nhận “ cổ phần, cổ phiếu”, là tài sản vô hình. Khái niệm này được sử dụng phổ biến tại Hoa Kỳ và Canada.

Theo Investopedia: “Tài sản vô hình là tài sản không thể nhìn thấy hoặc chạm vào, nhưng vẫn cung cấp giá trị cho chủ sở hữu”. Mặc dù một tài sản vô hình là không thể cầm nắm được, có nghĩa là nó không có sự hiện diện vật lý, nó vẫn có thể cung cấp một giá trị xấp xỉ về mặt kinh tế.

Phân loại tài sản vô hình

Phân loại tài sản vô hình theo tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 thì tài sản vô hình được phân loại thành 4 loại bao gồm: Tài sản trí tuệ, các quyền, các mối quan hệ và các nhóm tài sản vô hình khác.

Tài sản trí tuệ

Tài sản trí tuệ là một loại đặc biệt của tài sản vô hình bởi nó được luật pháp bảo vệ khỏi việc sử dụng trái thẩm quyền của người khác.

Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, sáng chế, tên gọi xuất xứ, tên thương mại, bí mật kinh doanh, phát minh khoa học, sáng kiến, quyền tác giả, bản quyền).

Các quyền

Mỗi doanh nghiệp đều có quyền của mình. Những quyền này có thể tồn tại theo những điều kiện của một hợp đồng dưới hình thức văn bản hay không văn bản, là giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp, các hợp đồng thuê mượn, hợp đồng cung ứng, hợp đồng phân phối, hợp đồng cung cấp, hoặc các thỏa thuận đặc quyền khác.

Giá trị của “Quyền” phụ thuộc vào lợi ích tài chính mà các quyền đó mang lại. Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật ví dụ như quyền thương mại, quyền khai thác khoáng sản,…;

Các mối quan hệ

Các doanh nghiệp hiện này đều phải thiết lập mối quan hệ với các đơn vị, tổ chức, các chủ thể và các cá nhân bên ngoài khác. Mối quan hệ này không thể hiện bằng hợp đồng nhưng nó có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp.

Các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp, các tổ chức, cá nhân có tầm ảnh hưởng lớn tới sản xuất kinh doanh hoặc các chủ thể khác, ví dụ như danh sách khách hàng, cơ sở dữ liệu,…

Các nhóm tài sản vô hình khác

Nhóm tài sản vô hình khác người ta thường gọi những tài sản này là “uy tín kinh doanh”, “thương hiệu” hay “lợi thế thương mại”. Những tài sản này hình thành là kết quả tổng hợp bởi các yếu tố như tên tuổi, tiếng tăm, sự bảo trợ khách hàng, địa điểm, sản phẩm và các yếu tố tương tự khác sinh ra các lợi thế kinh tế.

Tài sản vô hình là gì? Mục đích xác định giá trị tài sản vô hình

Không có phương pháp đánh giá đáng tin cậy về sự đóng góp riêng biệt của từng yếu tố, nhưng có thể lượng hóa sự đóng góp chung của cả nhóm vào dòng tiền tăng thêm của doanh nghiệp một cách hợp lý. Các tài sản vô hình khác thỏa mãn điều kiện như: là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế…

Vai trò xác định giá trị tài sản vô hình

Trong hoạt động mua bán, chuyển nhượng tài sản vô hình, xác định giá trị tài sản vô hình có vai trò quan trọng trong việc xác định mức giá để các bên thương lượng. Giá trị xác định của tài sản vô hình có thể là mức giá tối đa mà người mua nên trả hoặc mức giá hợp lý mà người bán đưa ra để thương lượng.

Tài sản vô hình chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị của doanh nghiệp vì vậy khi mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, việc xác định giá trị tài sản vô hình để làm cơ sở thương lượng, giao dịch rất quan trọng.

Nhìn chung tài sản vô hình có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về giá trị tài sản vô hình để làm cơ sở cho các giao dịch kinh tế, các hoạt động có liên quan.

Đối với doanh nghiệp vai trò của tài sản vô hình có ý nghĩa rất quan trọng trong sự nhận diện phát triển doanh nghiệp. Bởi vì doanh nghiệp trong thời đại giá trị doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào tài sản trí tuệ. Đặc biệt trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Tài sản vô hình nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và góp phần quan trọng trong việc tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp, thu hút được sự quan tâm của khách hàng, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như mở rộng thị phần của doanh nghiệp.

Tài sản vô hình làm tăng giá trị doanh nghiệp góp phần tạo nên thành công của doanh nghiệp do sự phất triển của việc ứng dụng công nghệ, phần mềm, sử dụng lao động kỹ thuật cao,…cũng như các quy định chặt chẽ về sở hữu trí tuệ

Tài sản vô hình là nguồn lực quan trọng trong sản xuất, kinh doanh cũng như phát triển kinh tế, thu hút các khoản đầu tư từ nước ngoài. Các nước càng phát triển thì tỷ trọng đầu tư vào các nguồn lực vô hình càng có xu hướng chiếm ưu thế so với các khoản đầu tư vào các nguồn lực hữu hình.

Mục đích xác định giá trị tài sản vô hình

Mục đích xác định giá trị tài sản vô hình phản ánh nhu cầu sử dụng tài sản vô hình cho một công việc nhất định. Mục đích của xác định giá tài sản vô hình quyết định đến mục đích sử dụng tài sản vô hình vào việc gì. Nó phản ánh những đòi hỏi về mặt lợi ích mà tài sản vô hình cần tạo ra cho chủ thế trong mỗi công việc hay giao dịch được xác định.

Trong nền kinh tế thị trường, mục đích xác định giá trị tài sản vô hình phục vụ nhiều mục đích khác nhau:

  • Xác định giá trị tài sản vô hình mua, bán, chuyển nhượng tài sản vô hình, cấp phép sử dụng tài sản vô hình;
  • Xác định giá trị tài sản vô hình mua lại, sáp nhập, bán một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp;
  • Cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản lý doanh nghiệp;
  • Thế chấp tài sản vô hình vay vốn ngân hàng;
  • Xác định giá trị tài sản vô hình góp vốn, phân chia lợi nhuận, tranh chấp liên quan đến tài sản vô hình và tố tụng phá sản;
  • Báo cáo thuế, báo cáo tài chính;
  • Xác định giá trị tài sản vô hình phục vụ các mục đích khác theo quy định của pháp luật.

Bài viết liên quan

Ngân hàng nào rút tiền tại ATM không mất phí?
Ngân hàng nào rút tiền tại ATM không mất phí?

Rút tiền tại ATM là nhu cầu phổ biến của người sử dụng thẻ ATM ngân hàng. Vậy ngân hàng nào rút tiền tại cây ATM không…

Lãi suất danh nghĩa là gì? Lãi suất thực tế là gì?
Lãi suất danh nghĩa là gì? Lãi suất thực tế là gì?

Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế thường được nhắc tới trong những giao dịch có tính lãi suất như gửi tiền tiết kiệm, vay…

Bảo hiểm nhân thọ là gì? Có nên mua bảo hiểm nhân thọ không?
Bảo hiểm nhân thọ là gì? Có nên mua bảo hiểm nhân thọ không?

Tìm hiểu về bảo hiểm nhân thọ về bản chất, các loại hình của bảo hiểm nhân thọ để đảm bảo quyền lợi cho người mua bảo…

6 cuốn sách dạy làm giàu bán chạy nhất thế giới
6 cuốn sách dạy làm giàu bán chạy nhất thế giới

6 cuốn sách dạy làm giàu được chia sẻ trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp cho bạn đọc có thêm nhiều điều bổ ích trong…

Hạn mức rút tiền thẻ ATM của một số ngân hàng
Hạn mức rút tiền thẻ ATM của một số ngân hàng

Tài khoản ngân hàng là nơi cất tiền an toàn và thẻ ATM là công cụ để rút tiền và sử dụng để thanh toán được một…

Gửi tiết kiệm là gì? Nên gửi tiết kiệm online hay truyền thống?
Gửi tiết kiệm là gì? Nên gửi tiết kiệm online hay truyền thống?

Gửi tiền tiết kiệm ngân hàng là một trong những hình thức đầu tư tiền nhàn rỗi an toàn và phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên,…