Những việc cần làm khi chuẩn bị xây nhà?

Xây nhà cần phải chuẩn bị những gì? Thủ tục trước khi xây nhà ra sao? Các công việc cần làm, những thứ cần mua khi xây nhà gồm những gì?

Nếu như các bạn không mua nhà xây sẵn hoặc chọn hình thức xây nhà trọn gói thì có thể tham khảo kinh nghiệm xây nhà lần đầu mà BoiDuong.com chia sẻ dưới đây.

Bàn bạc về công việc xây nhà

Việc đầu tiên cần làm là cần phải có sự bàn bạc giữa các thành viên gia đình về chi phí xây nhà dự trù được khoảng bao nhiêu;

Tiếp theo là những vấn đề cần thiết như: diện tích đất sử dụng để xây nhà, số lượng tầng, số lượng phòng (phòng khách, phòng ngủ, phòng thờ, nhà vệ sinh…) làm sao để đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt cho tất cả thành viên kể cả trong tương lai (bạn bè họ hàng đến chơi ngủ lại, đón thêm thành viên mới…)

Sự thống nhất của các thành viên trong gia đình sẽ làm cho quá trình thi công diễn ra thuận lợi ít xảy ra mâu thuẫn. Việc này sẽ giúp bao quát các nhu cầu và dung hòa các sở thích của mọi người để đi đến thiết kế không gian chung hợp lý nhất cho gia đình.

Dự trù chi phí trước khi chuẩn bị xây nhà

Dự trù chi phí phù hợp với khả năng chi trả của mình để đưa ra quyết định về quy mô căn nhà muốn xây dựng, sẽ giúp bản vẽ thiết kế sát sao hơn, thực tế hơn.

Người thiết kế sẽ đưa các vật dụng nội thất, vật liệu xây dựng theo chất lượng tương đương với đơn giá dự toán vào bản vẽ thiết kế.

Những việc cần làm khi chuẩn bị xây nhà?

Tham khảo đơn giá xây dựng khi chuẩn bị xây nhà

Trước khi chuẩn bị xây nhà bạn nên tham khảo thông tin về đơn giá xây dựng trên thị trường để nắm được giá nhân công, giá vật liệu xây dựng. Biết được thông tin thị trường sẽ giúp bạn quyết định xây nhà vào thời điểm thích hợp.

Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết

Cần chuẩn bị giấy tờ liên quan như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nhà) mà thường gọi là sổ đỏ, sổ hồng và bản vẽ hiện trạng.

Có những giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cũ, thông tin về tọa độ, góc ranh cần phải cập nhật theo hiện trạng mới.

Cần chuẩn bị trước các loại giấy tờ liên quan trước khi bắt đầu công việc xây nhà để tránh chậm trễ do phải tốn thời gian chờ để cập nhật, bổ sung giấy tờ mới theo yêu cầu, quy định của cơ quan thụ lý hồ sơ xin phép xây dựng.

Thuê công ty thiết kế xây dựng

Thiết kế kiến trúc rất quan trọng khi chuẩn bị xây nhà, nhất là khi xây nhà trên mảnh đất có diện tích nhỏ. Khi thiết kế nhà sẽ tối ưu được không gian sử dụng, bố trí, sắp xếp hợp lý trong tổng thể mặt bằng kiến trúc nội, ngoại thất.

Tính toán kết cấu sẽ giúp ngôi nhà của bạn an toàn trong suốt thời gian sử dụng, ngoài ra còn tiết kiệm được chi phí xây dựng.

Lên dự toán liệt kê vật tư chi tiết sẽ giúp chủ nhà chuẩn bị dự trù được vật tư cho quá trình xây dựng.

Chỉ cần bỏ ra một ít chi phí ban đầu sẽ có được cả một không gian sống tiện nghi, sử dụng lâu dài và còn có lợi cho công việc xin phép xây dựng.

*Chú ý: Các phương án thiết kế về kiến trúc ngoại thất, số tầng, chiều cao nhà, chiều cao tầng, ố trống trong nhà… nên thảo luận và thống nhất trước khi làm xin phép xây dựng để tránh sửa đi sửa lại thiết kế nhiều lần.

Xin giấy phép xây dựng (nếu cần)

Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Trước khi khởi công xây nhà, chủ nhà phải xin cấp giấy phép xây dựng.

Tuy nhiên, có một số trường hợp xây nhà không cần xin giấy phép như: Xây nhà thuộc dự án phát triển đô thị, đã quy hoạch về kiến trúc, cao độ, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500m 2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt; Xây nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.

Xin giấy phép xây dựng thường mất thời gian từ 2 đến 3 tuần, nhưng có thể lâu hơn nếu có các phát sinh các điều chỉnh trong giấy tờ, bản vẽ thiết kế. Việc làm thủ tục xin phép xây dựng là bắt buộc theo luật quy định.

Nội dung của giấy phép xây dựng cho biết quy mô căn nhà, diện tích, mật độ xây dựng, khoảng lùi so với ranh lộ giới, độ vươn ban công…

Xem ngày khởi công xây nhà

Xem ngày động thổ xây nhà là việc mà hầu như gia đình nào cũng làm trước khi bắt đầu công việc xây nhà. Trước khi gặp người xem ngày động thổ, gia chủ nên xác định trước tháng nào trong năm là thuận lợi nhất để xây dựng. Nếu chủ nhà không phù hợp đứng tên xây nhà thì có thể mượn một người bà con nội ngoại đứng tên hộ nhằm tìm được ngày hợp lý để công việc xây nhà không bị gián đoạn.

Khi làm nhà nên chọn ngày tháng thuận lợi vào mùa khô nắng ráo để công việc thuận lợi và an toàn hơn.

Chọn ngày để thi công không phải chỉ là ngày lành tháng tốt mà còn là cơ sở để bên nhà thầu chuẩn bị chu đáo về nhân lực, vật tư,… Để hoàn thành công trình đúng thời hạn.

Tìm nhà thầu và làm hợp đồng xây dựng

Hãy tham khảo những nhà xung quanh và học hỏi kinh nghiệm hoặc hỏi bạn bè, người quen từ đó lựa chọn nhà thầu xây dựng uy tín, có kinh nghiệm.

Cần kí kết thực hiện đúng hợp đồng xây dựng về tiến độ thi công, chất lượng công trình, sử dụng đúng loại vật liệu đã ký kết.

Bản hợp đồng xây dựng sẽ giúp hai bên thỏa hiệp những vấn đề trong quá trình thi công. Chủ nhà cần xem xét và đọc kỹ khi kí hợp đồng.

Giá trị của hợp đồng có thể tăng giảm tùy vào diện tích phát sinh hay khối lượng thi công phát sinh, đơn giá không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.

Chủ đầu tư cần làm rõ các chi phí phụ trong khi thi công như: chi phí điện nước, chi phí mặt bằng, các loại chi phí phát sinh trong quá trình thi công.

Cần quan tâm đến thương thảo làm rõ việc chia sẻ những thiệt hại về kinh tế, những rủi ro trong quá trình thi công thực hiện hợp đồng.

Chú ý làm rõ với bên thi công về công tác nhân sự trong suốt quá trình thi công như: cán bộ kĩ thuật, công nhân,…

Cam kết ràng buộc giữa hai bên chủ nhà và nhà thầu xây dựng.

Giám sát thi công

Giám sát thi công là việc giám sát kiểm soát và đảm bảo chất lượng thi công, cộng với kiểm soát an toàn, tiến độ, vệ sinh và môi trường. Kĩ sư công trình là người trực tiếp giám sát thi công.

Chủ nhà cũng nên tự giám sát công trình mình nếu có sai sót có thể kịp thời chỉnh sửa. Nếu lựa chọn được nhà thầu uy tín có tâm và có tầm thì chủ nhà không cần lo lắng cho công trình khi đã tìm hiểu kĩ về những ngôi nhà mà nhà thầu đã thi công trước đó.

Nghiệm thu công trình

Kiểm tra chất lượng công trình sau khi xây để đưa vào sử dụng dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã được thi công từ đó có các quyết định công trình có đủ chất lượng, kỹ thuật để được đưa vào sử dụng hay không.

Việc thực hiện nghiệm thu công trình là rất quan trọng và cần thiết cho mỗi công trình được xây dựng. Đây là những căn cứ, là sự đảm bảo an toàn và chất lượng của công trình mà nhà thầu đã thực hiện với chủ nhà theo đúng hợp đồng xây dựng và tuân thủ các quy trình xây dựng đúng pháp luật.

Trong quá trình nghiệm thu phát hiện các lỗi, những bộ phận kém chất lượng do lỗi của nhà thầu thì phải khắc phục hậu quả và chịu mọi chi phí.

Làm thủ tục hoàn công (nếu cần)

Hoàn công hay còn gọi là hoàn công xây dựng, là việc hoàn thành công trình. Đây là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng công trình nhà cửa nhằm xác nhận sự kiện chủ nhà, nhà thầu thi công đã hoàn thành công trình xây dựng sau khi được cấp giấy phép xây dựng và đã thực hiện xong việc thi công có nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng.

Đây là điều kiện để cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công. Việc hoàn công thông thường được tiến hành bởi chính chủ nhà.

Sau khi công trình xây dựng được hoàn thành, nhà thầu sẽ cung cấp cho chủ đầu tư: Biên bản kiểm tra của thanh tra xây dựng và Bản vẽ điện nước hoàn công để chủ nhà có thể tiến hành làm thủ tục hoàn công.

Bài viết liên quan

Đầu tư bất động sản là gì? Lợi ích và rủi ro khi đầu tư bất động sản
Đầu tư bất động sản là gì? Lợi ích và rủi ro khi đầu tư bất động sản

Đầu tư bất động sản là hình thức được ưa chuộng ở Việt Nam. Đầu tư bất động sản như nào để sinh lời? Có bao nhiêu…

Đất nền dự án là gì? Có nên mua đất dự án không?
Đất nền dự án là gì? Có nên mua đất dự án không?

Nhiều người muốn đầu tư đất dự án do giá thành rẻ, lợi nhuận cao. Nhưng họ lại băn khoăn chưa hiểu rõ đất dự án là…

Đất thổ cư là gì? Điều kiện và thủ tục chuyển đổi thành đất thổ cư
Đất thổ cư là gì? Điều kiện và thủ tục chuyển đổi thành đất thổ cư

Thuật ngữ “đất thổ cư” được nhắc tới rất nhiều. Hầu như ai cũng đã từng nghe tới “đất thổ cư”. Vậy đất thổ cư là gì,…

Đất nông nghiệp là gì? Có được chuyển sang đất ở (đất thổ cư) không?
Đất nông nghiệp là gì? Có được chuyển sang đất ở (đất thổ cư) không?

Đất nông nghiệp là gì, gồm những loại đất nào? Có được phép chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở (đất thổ cư) không? Đất…

Đất phi nông nghiệp là gì? Khi nào được chuyển sang đất ở?
Đất phi nông nghiệp là gì? Khi nào được chuyển sang đất ở?

Đất phi nông nghiệp gồm những loại đất nào? Trường hợp nào được chuyển đổi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở….

Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng? Sổ nào giá trị hơn?
Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng? Sổ nào giá trị hơn?

Sổ đỏ và sổ hồng là gì? Cách phân biệt sổ đỏ và sổ hồng như nào? Sổ đỏ hay sổ hồng có giá trị hơn? Hiện…