Lãi suất là một trong những vấn đề rất được quan tâm trong đời sống kinh tế thị trường hiện nay. Lãi suất ảnh hưởng gì đến kinh tế nước ta?
Bài viết này BoiDuong.com giúp các bạn đi tìm hiểu về các khái niệm lãi, lãi suất, những loại lãi suất phổ biến và ảnh hưởng của lãi suất tới nền kinh tế thị trường.
Lãi là gì?
Lãi là phần giá trị lớn hơn và thu được do tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ so với giá thành cũng như chi phí tiêu thụ sản phẩm.
Lãi là bộ phận giá trị có được do tiến hành việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Nếu việc tiêu thụ sản phẩm có lãi thì nó sẽ là một bộ phận của doanh thu. Giá thành là tất cả hao phí tài sản, sức lao động có liên quan đến việc tạo ra sản phẩm.
Trong hạch toán kinh tế, lãi được chia làm hai loại là lãi kế hoạch và lãi thực tế:
– Lãi kế hoạch: Chỉ tiêu dự kiến lãi thu được trong khoảng thời gian xác định.
– Lãi thực tế: Loại lãi này có được sau khi trang trải các chi phí thực tế trong quá trình tạo ra sản phẩm.
Lãi suất là gì?
Lãi suất được biết đến là giá cả quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời gian. Đây là một loại hình giá cả rất đặc biệt, được hình thành trên cơ sở giá trị sử dụng chứ không trên cơ sở giá trị.
Giá trị sử dụng của khoản vốn vay là khả năng đem đến lợi nhuận cho người đi vay tiền khi dùng vốn vay trong hoạt động kinh doanh hay mức độ thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu nào đó của khách hàng.
Lãi suất cũng tác động tới các quyết định kinh tế của doanh nghiệp như sử dụng tiền để đầu tư mua thiết bị mới cho những nhà máy hoặc để gửi tiết kiệm trong ngân hàng.
Những loại lãi suất phổ biến
Căn cứ vào tính chất của khoản khoản vay sẽ gồm những lãi suất cơ bản được ngân hàng áp dụng cho khách hàng khi muốn vay:
– Lãi suất cơ bản
– Lãi suất cho vay ngân hàng
– Lãi suất chiết khấu ngân hàng
– Lãi suất tái chiết khấu
– Lãi suất liên ngân hàng
Căn cứ giá trị thực của khoản vay, lãi suất chia thành hai loại:
– Lãi suất danh nghĩa
– Lãi suất thực tế
Căn cứ tính linh hoạt của lãi suất bao gồm 2 loại:
– Lãi suất cố định
– Lãi suất thả nổi
Căn cứ loại tiền cho vay gồm có:
– Lãi suất nội tệ
– Lãi suất ngoại tệ
Căn cứ nguồn tín dụng trong nước hoặc quốc tế gồm::
– Lãi suất trong nước
– Lãi suất quốc tế
Ảnh hưởng của lãi suất đến nền kinh tế trong nước
Theo chuyên gia tài chính, việc dùng lãi suất thông minh và linh hoạt là rất cần thiết và rất quan trọng, nó có ý nghĩa lớn với nền kinh tế của một quốc gia.
Những nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất
– Cung – cầu quỹ cho vay.
– Mức lạm phát dự tính.
– Mức rủi ro.
– Kỳ hạn lãi suất.
– Chính sách tiền tệ từ Ngân hàng Nhà nước.
– Sự phát triển nền kinh tế.
Ảnh hưởng đến các hình thức cho vay
Nếu lãi suất tăng thì khả năng vay nợ xuống thấp đồng thời gia tăng nhu cầu gửi tiết kiệm, giảm tiêu dùng, ảnh hưởng đến bên “cầu” trong dòng chảy lưu thông tiền tệ. Còn lãi suất giảm, nhu cầu vay tăng cao, hạn chế gửi tiết kiệm, “cung” gia tăng có thể gây nên lạm phát.
Tác động đến tỷ giá hối đoái
Nếu mức lãi suất trong nước tăng cao hơn nước ngoài dòng vốn nước ngoài sẽ xuất hiện nhiều hơn. Điều đó làm tỷ giá nội tệ và ngoại tệ giảm xuống, giảm giá trị đồng nội tệ, kèm theo sản lượng xuất khẩu ròng bị tác động đi xuống, tổng cầu giảm theo, sinh lạm phát.
Vai trò của lãi suất đối với nền kinh tế thị trường
Lãi suất hợp lý được xem là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển và ngược lại.
Trong nền kinh tế thị trường, người đi vay và người cho vay có thể là những doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình, chính phủ hoặc người nước ngoài:
– Đối với người đi vay: Lãi suất tạo nên chi phí có tác dụng làm giảm lợi nhuận của người vay.
– Đối với người cho vay: Lãi suất chính là nguồn thu nhập của họ. Chính vì vậy lãi suất đóng vai trò rất lớn trong những quyết định của các chủ thể kinh tế.
Trước hết, lãi suất là công cụ được dùng để phân phối hiệu quả và hợp lý những nguồn lực trong nền kinh tế. Bởi lãi suất chính là nguồn thu nhập cho các khoản tiền tiết kiệm hay cho vay để đáp ứng vốn cho nền kinh tế.
Đầu tư, kể cả đầu tư bản hay vốn cố định, vốn luân chuyển hàng tồn kho đều có mối quan hệ mật thiết tới lãi suất. Khi giá của tư liệu sản xuất cho một dự án gia tăng. Điều đó có nghĩa là lợi nhuận dự tính giảm xuống, đầu tư giảm xuống và ngược lại.
Trong giai đoạn đang phát triển của nền kinh tế lãi suất có xu hướng gia tăng do cung cầu quỹ cho vay tăng. Trong khi đó, giai đoạn suy thoái lãi suất có xu hướng giảm xuống. Điều đó cho thấy, chính sách lãi suất phù hợp là điều rất cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế.