Tài chính là gì? Bản chất và vai trò của tài chính

Tài chính là một thuật ngữ quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên để hiểu một cách khái quát về tài chính thì không phải ai cũng biết.

Tài chính gắn liền với lĩnh vực kinh tế của hộ gia đình, doanh nghiệp, đất nước, thế giới. Tài chính có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế và xã hội. Hãy cùng Bồi Dưỡng đi tìm hiểu khái quát về “tài chính” qua bài viết này.

Tài chính là gì?

Khái niệm tài chính

Tài chính là thuật ngữ thuộc phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị được phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập và phân phối các quỹ tiền tệ nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định.

Ngoài việc thuộc phạm trù kinh tế, tài chính còn là phạm trù lịch sử ra đời và phát triển gắn với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa.

Tài chính – tiếng Anh là gì?

Tài chính – tiếng Anh là Finance – phản ánh tổng hợp những mối quan hệ kinh tế sinh ra trong quá trình phân phối các nguồn tài chính. Hiểu theo nghĩa hẹp thì tài chính phản ánh hoạt động thu chi tiền tệ của chính phủ một quốc gia. Xét theo tổng quát thì tài chính phản ánh các khoản vay và cho vay, ảnh hưởng đến mức cung tiền trên thị trường.

Tài chính là gì? Bản chất và vai trò của tài chính

Theo kinh tế học hiện đại, tài chính biểu thị vốn dưới dạng tiền tệ, ở dạng các khoản tiền có thể vay mượn hoặc đóng góp vốn thông qua thị trường tài chính.

Tài chính ra đời khi nào?

– Tài chính ra đời do sản xuất hàng hóa và tiền tệ: Khi xã hội xuất hiện phân công lao động, sản xuất và trao đổi hàng hóa ra đời. Tiền tệ cũng xuất hiện làm trung gian cho việc trao đổi. Sự tương tác trong quá trình con người sử dụng tiền đã hình thành phạm trù tài chính.

– Tài chính ra đời do sự xuất hiện của Nhà nước: Nhà nước ra đời do sự phân chia giai cấp. Với quyền lực chính trị, Nhà nước có quyền quyết định việc in tiền và lưu thông tiền. Nhà nước cũng xây dựng hệ thống luật pháp để quản lý các quỹ tiền tệ.

Thông qua các loại thuế, Nhà nước lập ra quỹ Ngân sách Nhà nước. Vì thế, lĩnh vực tài chính Nhà nước được hình thành. Như vậy, tài chính được thúc đẩy bởi sự xuất hiện, tồn tại và hoạt động của Nhà nước.

Bản chất và vai trò của tài chính

Bản chất của tài chính

Bản chất của tài chính là mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể của nền kinh tế. Trong quá trình hoạt động sẽ phát sinh ra những phương thức hoạt động, chuyển giao tiền tệ giữa các chủ thể và đây chính là mối quan hệ trong phân phối và sử dụng nguồn tài chính.

Tài chính là gì? Bản chất và vai trò của tài chính

Xét về mặt hiện tượng, tài chính biểu hiện ra là những phương thức hoạt động phát sinh có liên quan đến luân chuyển dòng tiền giữa các chủ thể kinh tế:

– Người dân và các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa, dịch vụ và nộp thuế cho chính phủ.

– Chính phủ huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu, kết hợp với tiền thuế phí thu được, Nhà nước sử dụng nguồn tiền này để cấp phát kinh phí cho các hoạt động như an ninh, quốc phòng, giáo dục, y tế, văn hóa và phúc lợi xã hội (bảo hiểm xã hội, chính sách đối với thương binh, thân nhân liệt sĩ, hỗ trợ thiên tai)

– Các cá nhân gửi tiền vào các định chế tài chính (ngân hàng, công ty môi giới, bảo hiểm…)

– Các doanh nghiệp được nhà nước hỗ trợ tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

Vai trò của tài chính

Tài chính là công cụ phân phối sản phẩm quốc dân: Thông qua quá trình phân phối hình thành nên quỹ tiền tệ cho các khâu của hệ thống tài chính. Quỹ tiền tệ Nhà nước được sử dụng để thực hiện các mục tiêu xã hội.

Tài chính là công cụ quản lý điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô: Tài chính điều tiết vĩ mô nền kinh tế bằng cách: Tác động đến các quan hệ kinh tế vận động theo định hướng của Nhà nước, hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh phù hợp với chính sách của Nhà nước về kinh tế. Kiểm soát và điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế thích ứng với những biến động của nền kinh tế.

Chức năng của tài chính

Chức năng huy động

Huy động là chức năng tạo lập các nguồn tiền. Nó thể hiện khả năng khai thác nguồn tiền nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

Huy động vốn phải tuân thủ cơ chế thị trường, quan hệ cung cầu và giá trị của tiền tệ. Hơn nữa, chức năng huy động vốn phụ thuộc vào môi trường kinh tế. Nếu nền kinh tế bị khủng hoảng, các chủ thể sẽ gặp khó khăn khi huy động vốn.

Ví dụ: Để có được nguồn tiền cho bản thân, bạn cần phải đi làm. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi vay, đầu tư,… Những hình thức “kiếm tiền” này chính là biểu hiện đơn giản của chức năng huy động của tài chính.

Chức năng phân phối

Phân phối là chức năng phân chia nguồn tiền trong xã hội cho những mục đích khác nhau. Chức năng này được thực hiện bởi các chủ thể: Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, hộ gia đình hay cá nhân dân cư.

Phân phối tài chính luôn gắn liền với sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định. Phân phối tài chính bao gồm: phân phối lần đầu và phân phối lại.

Tài chính là gì? Bản chất và vai trò của tài chính

Phân phối lần đầu là sự phân phối được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất. Nguồn tiền được phân phối thuần tuý dưới dạng tiền lương cho người lao động hay doanh thu cho doanh nghiệp.

Phân phối lại là tiếp tục phân phối phần thu nhập từ phân phối lần đầu để đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội. Nguồn tiền này được sử dụng cho các mục đích cho vay, tiết kiệm hay đầu tư để tạo ra thêm giá trị cho nền kinh tế.

Ví dụ: Khi đã có tiền, bạn cần phải dùng chúng cho nhiều việc như ăn uống, trả tiền điện nước, mua quần áo, … Như thế nguồn tiền ban đầu đã được chia nhỏ ra cho những nhu cầu khác nhau của bạn. Phân phối tài chính cũng hoạt động tương tự như vậy nhưng với quy mô rộng lớn hơn.

Chức năng giám sát

Giám sát là chức năng kiểm tra sự vận động của nguồn tiền để thực hiện các mục đích đã định. Nó là công cụ khách quan để kiểm soát quá trình phân bổ nguồn tiền của xã hội. Giám sát được thực hiện thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính tổng hợp toàn bộ hoạt động của xã hội. Việc giám sát mang tính rộng rãi, toàn diện, thường xuyên, liên tục và hiệu quả.

Ví dụ: Nhìn vào số tiền còn lại cuối tháng, nếu bạn vẫn có thể đi ăn với bạn bè, có thể nói nguồn tiền của bạn đã được phân bổ một cách hợp lý. Đây là một ví dụ cho việc sử dụng tài chính để giám sát hoạt động trong cuộc sống của bạn.

Phân loại hệ thống tài chính

Hệ thống tài chính là một mạng lưới – nơi diễn ra các hoạt động giao dịch hay mua bán các công cụ tài chính khác nhau. Những thành phần của hệ thống tài chính bao gồm:

Tài chính công

Tài chính công phản ánh các quan hệ kinh tế trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ công, tức là tổng hợp mọi hoạt động thu chi dùng tiền của Nhà nước. Mục đích nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước nhằm phục vụ cho lợi ích chung của toàn xã hội.

Tài chính doanh nghiệp

Là hệ thống phản ánh sự vận động và chuyển hóa các nguồn tài chính, tiền tệ của doanh nhằm phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của minh.

Có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính như một công cụ gia tăng thu nhập và lợi nhuận cho vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên sử dụng công cụ này cần phải được tính toán cẩn thận để đảm bảo ổn định tài chính của doanh nghiệp, tránh rủi ro.

Trong tài chính doanh nghiệp bắt buộc phải có báo cáo tài chính nhằm cung cấp mọi thông tin về hoạt động kinh doanh và sự luân chuyển dòng tiền của doanh nghiệp. Việc lập báo cáo tài chính do kế toán thu thập và kiểm tra dữ liệu, lập ra bản báo cáo tài chính hoàn thiện. Thời gian báo cáo phải tuân theo những quy định do Nhà nước ban hành.

Thị trường tài chính

Thị trường tài chính là thị trường mà tại đó các chủ thể có thể trao đổi sản phẩm chứng khoán, hàng hóa, dịch vụ hoặc là những món đồ có giá trị. Hiểu một cách đơn giản, thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại công cụ thanh toán và công cụ tài chính.

Tài chính quốc tế

Tài chính quốc tế phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia với nhau nhau và giữa các tổ chức tài chính quốc tế với các quốc gia thành viên khi trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ và dịch chuyển dòng vốn.

Ngoài ra, trong hệ thống tài chính còn có tài chính cá nhân và hộ gia đình, tài chính của các tổ chức trung gian (tín dụng và bảo hiểm).

Chức năng của tài chính ở Việt Nam

Ở Việt Nam, tài chính có ba chức năng chính. Đó là:

Thứ nhất là giám sát, kiểm tra sự vận động của các nguồn tài chính khi sử dụng quỹ tiền tệ nhằm kiểm tra sự hiệu quả của chế độ tài chính do Nhà nước ban hành và có sự điều chỉnh phù hợp.

Chức năng thứ hai là phản hồi – Chức năng này được vận dụng nhằm tổ chức quá trình phân phối của cải xã hội bằng hình thức giá trị

Chức năng huy động: Thể hiện khả năng tổ chức, khai thác nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế. Việc huy động vốn phải tuân theo quan hệ cung cầu và cơ chế thị trường.

Cả ba chức năng của tài chính là hỗ trợ lẫn nhau giúp doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa.

Bài viết liên quan

Ngân hàng nào rút tiền tại ATM không mất phí?
Ngân hàng nào rút tiền tại ATM không mất phí?

Rút tiền tại ATM là nhu cầu phổ biến của người sử dụng thẻ ATM ngân hàng. Vậy ngân hàng nào rút tiền tại cây ATM không…

Lãi suất danh nghĩa là gì? Lãi suất thực tế là gì?
Lãi suất danh nghĩa là gì? Lãi suất thực tế là gì?

Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế thường được nhắc tới trong những giao dịch có tính lãi suất như gửi tiền tiết kiệm, vay…

Bảo hiểm nhân thọ là gì? Có nên mua bảo hiểm nhân thọ không?
Bảo hiểm nhân thọ là gì? Có nên mua bảo hiểm nhân thọ không?

Tìm hiểu về bảo hiểm nhân thọ về bản chất, các loại hình của bảo hiểm nhân thọ để đảm bảo quyền lợi cho người mua bảo…

6 cuốn sách dạy làm giàu bán chạy nhất thế giới
6 cuốn sách dạy làm giàu bán chạy nhất thế giới

6 cuốn sách dạy làm giàu được chia sẻ trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp cho bạn đọc có thêm nhiều điều bổ ích trong…

Hạn mức rút tiền thẻ ATM của một số ngân hàng
Hạn mức rút tiền thẻ ATM của một số ngân hàng

Tài khoản ngân hàng là nơi cất tiền an toàn và thẻ ATM là công cụ để rút tiền và sử dụng để thanh toán được một…

Gửi tiết kiệm là gì? Nên gửi tiết kiệm online hay truyền thống?
Gửi tiết kiệm là gì? Nên gửi tiết kiệm online hay truyền thống?

Gửi tiền tiết kiệm ngân hàng là một trong những hình thức đầu tư tiền nhàn rỗi an toàn và phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên,…